Phân kỳ bình thường được dùng để xác định khả năng đảo chiều của một xu hướng
Nếu giá tạo các đáy thấp hơn – lower lows (LL) – nhưng chỉ báo kỹ thuật lại tạo đáy cao hơn – higher lows (HL) thi đó được xem là 1 phân kỳ tăng bình thường – bullish regular divergence
Điều này thường xảy ra tại điểm kết thúc của một xu hướng. Sau khi giá tạo đáy thứ 2, nếu chỉ báo không thể tạo đáy thấp hơn thì khả năng giá có thể tăng trở lại, vì giá và động lượng của nó thường đi chung với nhau
Xem hình bên dưới để thấy rõ hơn về phân kỳ tăng bình thường
Nếu giá đang tạo ra đỉnh cao mới – higher high (HH) – nhưng chỉ báo lại tạo ra đỉnh thấp mới – lower high (LH) thì bạn có một phân kỳ giảm bình thường – bearish regular divergence
phân kỳ loại này thường được thấy trong một xu hướng tăng. Sau khi giá tạo đỉnh cao thứ 2, nếu chỉ báo tạo đỉnh thấp (không giống giá là tạo đỉnh cao), thì bạn có thể dự đoán rằng giá có thể đảo chiều và giảm điểm lại
Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy giá đảo chiều sau khi tạo đỉnh thứ 2
Trong các hình phía trên, có thể thấy phân kỳ bình thường – regular divergence – sử dụng tốt nhất khi dùng để đoán đỉnh và đáy. Bạn có thể tìm thấy các vùng mà giá dừng lại và đảo chiều
Chỉ báo cho chúng ta tín hiệu rằng động lực trong giá bắt đầu thay đổi và ngay cả khi giá tạo đỉnh cao mới (hoặc đáy thấp mới) thì khả năng là sức mạnh này cũng không giữ được