Thị trường có xu hướng là thị trường mà trong đó giá đi theo 1 chiều.
Tất nhiên giá có thể đi ngược lại xu hướng vào bây giờ hoặc sau đó, nhưng nếu quan sát ở 1 khung thời gian lớn hơn, đây có thể chỉ là đoạn hồi lại
xu hướng mà được đánh dấu bởi các “đỉnh cao hơn” và “đáy cao hơn” là xu hướng tăng và xu hướng có các “đỉnh thấp hơn” và “đáy thấp hơn” là xu hướng giảm.
Khi giao dịch một hệ thống theo xu hướng, người giao dịch thường chọn 1 đồng tiền chính nào đó và cặp với đồng USD bởi vì cặp tiền như vậy thường sẽ có tính thanh khoản cao hơn so với các cặp khác
Thanh khoản là điều quan trọng đối với hệ thống giao dịch theo xu hướng. Thanh khoản càng cao, biến động càng có thể lớn
Cặp tiền biến động càng nhiều thì cơ hội càng nhiều cho việc nó sẽ đi theo 1 hướng nào đó hơn là loanh quanh đi ngang.
Thay vì chỉ ngồi và xem giá biến động, bạn có thể chọn một công cụ phân tích kỹ thuật đã học nào đó trong các bài trước và xác định liệu cặp tiền có đang trong xu hướng hay không.
Chỉ báo ADX trong thị trường có xu hướng
Một cách để xác định thị trường có xu hướng hay không là sử dụng chỉ báo kỹ thuật ADX (Average Directional Index)
Được phát triển bởi J.Welles Wilder, chỉ báo này sử dụng giá trị trong vùng 0-100 để xác định giá có đi theo 1 hướng mạnh hay không, tức là có xu hướng hay đi ngang.
Giá trị hơn 25 thường được xem là giá đang đi trong xu hướng hoặc đã có xu hướng mạnh
Giá trị càng cao, xu hướng càng mạnh
Tuy nhiên, ADX là một chỉ báo trễ, có nghĩa là chưa hẳn nó dự báo được tương lai. Nó đồng thời cũng không chỉ rõ là giá đang đi theo xu hướng tăng hay giảm.
Xem ví dụ dưới đây, giá đi theo xu hướng giảm mặc dù ADX lớn hơn 25
Đường trung bình (MA) trong thị trường có xu hướng
Nếu bạn không phải là fan hâm mộ của ADX, bạn có thể sử dụng đường trung bình đơn giản (SMA).
Thử dùng SMA 7 kỳ, SMA 20 kf, và SMA 65 kỳ trên biểu đồ của bạn. Sau dó, đợi cho đến khi 3 đường SMA này tụ lại rồi bắt đầu xòe ra như cánh quạt.
Nếu tại thời điểm 3 SMA xòe ra, SMA 7 nằm trên SMA 20 và SMA 20 nằm trên SMA 65 thì đó là thị trường đang có xu hướng tăng.
Trường hợp khác, nếu SMA 7 xòe ra mà nằm dưới SMA 20 và SMA 20 nằm dưới SMA 65 thì giá đang nằm trong xu hướng giảm
Dải băng Bollinger trong thị trường có xu hướng.
Một chỉ báo kỹ thuật thường được dùng trong chiến lược khi giá đi ngang cũng có thể sử dụng trong môi trường có xu hướng, đó là Dải băng Bollinger hay Bollinger Band
Một điều bạn cần biết về xu hướng là nó rất ít khi xảy ra. Trái với suy nghĩ của bạn, giá đi ngang trong khoảng 70-80% thời gian. Nói cách khác, “tiêu chuẩn” của giá là đi ngang.
Vì vây, nếu giá “lệch” ra khỏi “tiêu chuẩn” có nghĩa là nó đi theo xu hướng đúng không? Vậy công cụ kỹ thuật nào là tốt nhất để đo sự lệch chuẩn này mà chúng ta đã từng học nào?
Đừng có trả lời đó là cây thước nhé. Đó là Dải băng Bollinger (Bollinger Band – BB)
BB thực ra được cấu thành từ công thức đo độ lệch chuẩn. Nhưng đừng lo về việc không hiểu công thức này là gì.
Dưới đây là cách sử dụng BB để xác định xu hướng.
Đặt 2 BB khác nhau. Cái đầu tiên dặt độ lệch chuẩn là 1 và cái thứ 2 đặt độ lệch chuẩn là 2. Bạn sẽ thấy 3 vùng giá khác nhau: vùng bán, vùng mua và vùng “không chơi”
Vùng bán là vùng được hình thành từ 2 dải băng nằm dưới cùng của độ lệch chuẩn 1 (SD 1) và độ lệch chuẩn 2 (SD 2). Ghi nhớ rằng giá cần đóng cửa trong vùng này mới được xem là đã lọt vào vùng bán.
Vùng mua được hình thành từ 2 dải băng trên cùng là của độ lệch chuẩn 1 (SD 1) và độ lệch chuẩn 2 (SD 2). Cũng nhớ luôn rằng giá cần đóng cửa trong vùng này để xác định là đã lọt vào vùng mua.
Vùng nằm giữa 2 dải băng của độ lệch chuẩn 1 (SD 1) là vùng mà thị trường đang tìm xu hướng, hay là đi ngang. Đây chính là vùng “không chơi”.
BB giúp dễ nhận thấy xu hướng hơn.
xu hướng giảm là khi giá lọt vào vùng bán
xu hướng tăng là khi giá lọt vào vùng mua.