Vốn hóa thị trường là tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành của một công ty theo đợn vị tiền tệ nhất định. Vốn hóa thị trường còn được gọi là “giới hạn thị trường”, nó được tính bằng cách nhân tổng số cổ phiếu đang lưu hành với giá thị trường của cổ phiếu đó. Dù để đo giá trị công ty, nhưng vốn hóa thị trường không thể hiện rõ quy mô bao gồm cả mức độ rủi ro, hay là yếu tố cơ bản để nhà đầu tư suy xét nên đầu tư vào công ty đó hay là không.
Ví dụ cụ thể về vốn hóa thị trường
Do tính đơn giản và hiệu quả dùng để đánh giá rủi ro, vốn hóa thị trường hay giới hạn thị trường có thể là thước đo hữu ích trong việc xác định loại cổ phiếu bạn quan tâm. Cũng như cách để đa dạng hóa danh mục đầu tư với các công ty có quy mô khác nhau.
Cách tính vốn hóa thị trường của 1 công ty được xác định bởi thị trường chứng khoán, là tổng giá trị thị trường của tất cả loại cổ phiếu đang lưu hành.
Ví dụ, một công ty có 10 triệu cổ phiếu được bán với giá 100 USD/ cổ phiếu, vậy công ty đó sẽ có mức vốn hóa thị trường là 1 tỷ USD. Nhà đầu tư sử dụng con số này để xác định quy mô của công ty mà không cần sử dụng doanh số hoặc tổng tài sản của công ty đó.
Công ty được chia theo vốn hóa thị trường như thế nào?
Các công ty thường được chia theo 3 dạng vốn hóa thị trường gồm: vốn hóa lớn (10 tỷ đô la trở lên), vốn hóa trung bình (2 tỷ đến 10 tỷ đô la) và vốn hóa nhỏ (300 triệu đến 2 tỷ đô la).
Các công ty vốn hóa lớn thường có vốn hóa thị trường từ 10 tỷ USD trở lên. Những công ty này đều là các công ty có bề dày trên thị trường, xuất hiện từ lâu và họ là những “cá mập” trong chính các lĩnh vực mà họ kinh doanh.
Đầu tư vào các công ty vốn hóa lớn chưa chắc sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận khổng lồ trong một khoảng thời gian ngắn Nhưng các công ty này đều có 1 sự gia tăng khá đồng đều về giá trị cổ phiếu và chi trả cổ tức. Chính vì thế nó rất có lợi nếu bạn đầu tư lâu dài.
Công ty có vốn hóa trung bình thường dao động từ 2 tỷ đến 10 tỷ đô la. Họ chủ yếu hoạt động tại các nhóm ngành công nghiệp mà dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong tương lai. Nên hoạt động của họ vẫn đang trong quá trình mở rộng. Khi đầu tư vào công ty vốn hóa trung bình, sẽ có rủi ro cao hơn so với các công ty vốn hóa lớn vì chưa có nhiều kết quả nổi trội, thiếu bền vững nhưng lại có tiềm năng phát triển lớn lao trong tương lai.
Công ty có vốn hóa thị trường nhỏ thường dao động từ 300 triệu đến 2 tỷ đô la. Những công ty này thường có tuổi đời thành lập vài năm, hoặc có thể đang kinh doanh trong các ngành công nghiệp mới. So với 2 loại trên thì đây là những công ty có tính rủi ro cao. Chính vì thế họ thường rất dễ bị tác động bởi các biến động của nền kinh tế thế giới hay với tình trạng suy thoái kinh tế.
Nhược điểm về vốn hóa thị trường
Mặc dù được sử dụng thường xuyên để mô tả một công ty, những vốn hóa thị trường không đo lường giá trị vốn thực sự của công ty đó.
Chính vì vốn hóa không đủ để phản ánh giá trị công ty nên trong nhiều trường hợp giá trị cổ phiếu sẽ bị sai lệch như bị đánh giá quá cao hoặc bị định giá quá thấp bởi thị trường.
Ngoài ra, dù dùng để đo lường chi phí mua bán cổ phiếu, nhưng vốn hóa thị trường thị trường không thể xác định số tiền mà công ty phải chi trả để sáp nhập doanh nghiệp (nếu có).
Cách thay đổi vốn hóa thị trường của 1 công ty
Hai yếu tố chính có thể thay đổi vốn hóa thị trường là: giá cổ phiếu tăng mạnh hoặc giảm mạnh; khi công ty phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu. Nếu một nhà đầu tư sử dụng 1 lượng lớn chứng quyền (một loại giấy chứng nhận cho phép mua một gói cổ phiếu theo giá trị danh nghĩa cho đến khi chúng được phát hành ra thị trường) cũng có thể làm tăng lượng cổ phiếu trên thị trường và ảnh hưởng 1 cách tiêu cực đến các cổ đông, trong một giai đoạn nhất định, mà ta hay gọi là dilution (pha loãng cổ phiếu).